Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Từ Vựng - Ngữ Âm Dành Cho Kỹ Năng Nói IELTS - Bài 1 Food - Phần 1

Trong bài học từ vựng - ngữ âm dành cho kỹ năng nói IELTS ngày hôm nay, chúng ta sẽ đến với một số phần sau: Warm-up question, Table of food, Tastes of food, Tips to practice and speaking question - đây là các kỹ năng, gợi ý dùng để thực hành và các câu hỏi thực hành, trong đó tôi sẽ giúp làm mẫu một vài câu, còn các bạn sẽ phải tự thực hành ở nhà với câu hỏi đính kèm, đây chính là cách mà mình có được sự hướng dẫn của giáo viên. 

Nội dung video Từ Vựng - Ngữ Âm Dành Cho Kỹ Năng Nói IELTS - Bài 1 Food - Phần 1

Phần 1: Warm-up question

Câu hỏi đầu tiên: What is the diffrence between food and dish?

Trước hết chúng ta nói đến việc phát âm của keyword, chủ đề này là về thực phẩm, các bạn xem video để lắng nghe cách phát âm từ food, dish. Hai từ này có nghĩa là món ăn, tuy nhiên có sự khác biệt giữa hai từ này.

Food is everything that you can eat. Dish is cooked food.

Food là một từ dùng để miêu tả tất cả những thứ mà các bạn có thể ăn được, có thể là sống, chín hoặc chưa nấu. Tuy nhiên dish lại là từ rất khác, đối với từ này buộc phải nói về các món ăn đã nấu nướng và đã qua chế biến. (Ví dụ: gà rán).

Từ Vựng - Ngữ Âm Dành Cho Kỹ Năng Nói IELTS
Từ vựng - ngữ âm về chủ đề FOOD
Câu hỏi thứ hai: Are tomatoes fruit or vegetable?

Đây là một câu hỏi khá thú vị khi biết về một loại quả quen thuộc, đó là quả cà chua. Bình thường các bạn vẫn lẫn lộn giữa hai khái niệm này, thực ra về mặt bản chất, cà chua thì vốn là một loại quả, tuy nhiên cách mà chúng ta chế biến nó như là một loại rau.

Câu hỏi thứ ba: Is Buddha’s fingers a fruit, meat or vegetable?

Đây cũng là một câu hỏi thú vị, cũng nhờ câu hỏi này mà các bạn sẽ biết tên của một loại quả khá là đặc trưng của Việt Nam. Đó là quả thật thủ. Đây là quả mà chúng ta thường thấy trong các buổi cúng lễ. Đáp án cho câu hỏi trên là một loại quả.

Câu hỏi thứ tư: What are snacks?

Các bạn sử dụng từ snack rất là nhiều, vậy bản chất của từ này là gì? Trong một ngày chúng ta có 3 bữa ăn chính, đó là ăn sáng, trưa, tối. Ngoài ra còn có các bữa ăn nhẹ xen lẫn giữa các bữa ăn chính và đó là cách mà người nước ngoài sử dụng từ snack để miêu tả các bữa ăn nhẹ.

Đó chính là những câu hỏi trong phần khởi động của chúng ta. Những câu hỏi giúp các bạn hiểu được những từ vốn rất là đơn giản xuất hiện hàng ngày nhưng thực sự ta chưa kiểm soát được cách sữ dụng của chúng.

Phần 2: Table of food

Vegetable
Fruit
Grains
Dairy Product
Meats ad Seafood
Broccoli
Pear
Rice
Milk
Beef
Cauliflower
Plum
Wheat
Cheese
Pork
Water Spinach
Peach
Corn
Bitter
Lamb
Morning Glory
Pine-apple
Corn flake
Yogurt
Shrimp
Lettuce
Strawberry
Pop-corn

Lobster
Pears
Grape


Octopus

Guava


Veal

Tại đây chúng ta có một cái bảng và sẽ lần lượt xự lý từng hạng mục trong cái bảng này.

Vegetables

Các bạn hãy lắng nghe video để nghe cách phát âm của từ này. Chúng ta sẽ không đọc âm /e/ ở từ này. Từ này rất thông dụng trong cuộc sống và không được phát âm sai tư này. Các bạn có thể học từ vựng từ rất nhiều nguồn, tuy nhiên có nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình tự học là không tự kiểm tra được lỗi của mình. Ở đây tôi chọn một vài từ khó mà các bạn dễ nhầm lẫn.

Broccoli: đây là một loại Súp lơ, tại Việt Nam nó thường có màu xanh.

Cauliflower: đây là loại rau có họ hàng với Súp lơ và nó có màu trắng.

Water Spinach: đây là một loại rau mà khi đi siêu thị các bạn thường thấy và người nước ngoài rất là yêu thích, đặc biệt là món rau muống xào. Nhiều khi các bạn muốn hỏi xem là từ rau muống nói như thế nào và tên nó là Water Spinach. Ngoài ra nó còn có tên khác là Morning Glory.

 Lettuce: Đây là một loại rau được sử dụng để làm salad và nhiều người hay phát âm sai từ này.

Peas, Beans: Cặp từ này có nghĩa là đậu. Peas là loại đậu Hà Lan, có hạt to, còn Beans là loại đậu mà ở Việt Nam rất hay được sử dụng để làm các món xào.

Fruit: Đây là các loại quả, chúng ta sẽ không đi qua tất cả dung mục của loại quả mà tôi chọn những loại quả mà mọi người thường hay phát âm sai.

Pear (quả lê): Các bạn xem video để nghe cách phát âm và cảm nhận.

Plum (quả mận): Thường âm /ă/ trong cuốn từ điển sẽ được phiên âm là chữ A và không có thanh ngang.

Peach (quả đào)

Pine-apple (quả dứa): Khi đọc từ này chúng ta sẽ nối chữ n và chữ a với nhau.

Strawberry (quả dâu tây): Trọng âm rơi vào âm đầu.

Grape (quả nho)

Grapefruit (quả bưởi)

Các bạn lưu ý là chúng ta sẽ học cách diễn đạt từ những từ mà chúng ta vốn biết, không cố gắng học quá nhiều từ mới mà học sao để sử dụng thật hiệu quả, phát âm thật chính xác.

Grains

Rice: Đây là loại ngũ cốc mà hầu như mọi người đều biết.
Wheat (lúa mì): Đây là loại ngũ cốc rất phổ biến ở nước ngoài.

Corn (ngô): Đây là loại ngũ cốc được sử dụng rất nhiều trong các buổi sáng của người nước ngoài. Đó là Corn flake. Loại này thường được ăn với sữa vào buổi sáng. Tuy nhiên tại Việt Nam thì không được phổ biến.

Pop-corn (Bỏng ngô): Đây là một loại sản phẩm mà khi đi đến rạp chiếu phim người ta hay ăn.



Dairy Products (các sản phẩm từ sữa)


Milk (sữa): Từ này phát âm khác với từ meal (bữa ăn). Với từ milk, cần phải phát thêm âm /k/ ở cuối để phân biệt với meal.

Cheese: Đây là từ được sử dụng rất nhiều, ví du: khi bạn được chụp hình và mặt không tươi tỉnh gì cả thì một người nước ngoài sẽ nói là say cheese (cười lên nào).

Butter: Từ này sẽ phát âm /á/, là A không có thanh ngang và trọng âm nhấn vào âm đầu.

Yogurt (sữa chua): Đây là loại sản phẩm mà các cô gái rất là yêu thích cho nhan sắc. Tùy thuộc vào tiếng Anh-Anh hay tiếng Anh-Mỹ mà trong từ này có hoặc không có chữ h.

Meats and Seafood

Beef (thịt bò): Khi phát âm bạn phải đẩy hơi ra. Một từ que thuộc mà các bạn hay gặp là Beefsteak.

Pork (thịt lợn): Pig là con lợn, còn khi nói về thịt lợn thì ta dùng pork.

Lamb (thịt cừu): Phần lớn chữ b kết thúc trong phát âm tiếng Anh thì đều không bật hơi.

Shrimp, Lobster (con tôm): Với shrimp muốn nói đến con tôm nhỏ, còn lobster là con tôm hùm.

Phần 3: Tastes of food

Trong đời sống thông thường, khi nói đến một loại thức ăn, không chỉ đơn giản là liệt kê tên của loại thức ăn đó mà thường chúng ta sẽ nói quan điểm của mình và miêu tả vị của loại thức ăn đó. Đây là một điều mà trong giao tiếp thông thường hay nói đến.

Sour: chua. Từ này thường dùng trong miêu tả tranh. Nhiều bạn hay mắc lỗi khi phát âm từ này, thứ nhất là bạn nghĩ nó là âm /ou/, thứ hai là tạo ra âm /s/ rất là dài. Thực tế đây là một âm /s/ bình thường, nhẹ. Các bạn xem video để lắng nghe cách phát âm một cách chính xác.

Greasy: vị nghệ. Từ này có hai âm /i/ và một âm /z/, nhấn trọng âm đầu.

Salty: mặn. Từ này phát sinh từ từ muối. Phần lớn mọi người phát âm sai từ này. Một số lưu ý khi học từ mới là chưa cần quan tâm về nghĩa cùa nó mà quan tâm về cách phát âm. Âm của từ này là /o:/, đọc gần giống âm /ô/ trong tiếng Việt.

Bland: nhạt. Đây là âm e bẹt và phải phát âm /d/ ở cuối.

Disgusting: Kinh. Diễn tả một món ăn mà mình không thích. Từ này khá là mạnh, nên khi nói từ này cần phải đúng văn cảnh và giải thích cho đối phương hiểu sao mình lại nói như vậy.

Bitter: từ này dùng để miêu tả chocolate. Cần chú ý là trọng âm từ này nằm ở âm đầu tiên.

Từ Vựng - Ngữ Âm Dành Cho Kỹ Năng Nói IELTS
Bạn có thể học được nhiều món ăn từ bài học từ vựng - ngữ âm này
Chewy: miêu tả một loại thức ăn nhai nhiều.

Ripe: chín. Khi muốn nói một loại hoa quả chưa chín thì dùng từ unripe.

Sweet: ngọt.
Spicy: cay.

Soft. Cần phải bật ra âm /t/ khi phát âm từ này.

Falty: béo.

Tough: dai.

Strong: vị mạnh, đậm đặt.

Weak: ít đậm đặt.

Bây giờ chúng ta sẽ cùng ôn lại một số từ vựng nãy giờ đã học bằng cách nêu những vị cho từng loại hoa quả mà tôi đưa ra.

Carrot: carrot is sweet, soft and refreshing. During summer I love to eat carrot.

Chocolate: I love chocolate, my girlfriend love chocolate,too. So I give her every Valentine. (Sweet and bitter).

Lemon: lemon is sour.

Pepper: Pepper is spicy and hot.

Beef steak: greasy, tough, delicious and rich.

Boiled rice: soft and bland.

Vegetables: hãy phát âm chính xác từ này, trọng âm nhấn âm đầu.

Đây là những từ mình đưa ra để giúp các bạn xem xét lại từ vựng, hãy thực hành nhiều hơn bằng cách miêu tả vị cho những món ăn mà mình yêu thích.

Phần 4: Speaking tips

Các bạn có nhiều từ vựng, có khả năng đọc tốt, tuy nhiên cái mà người ta dùng để đánh giá tiếng Anh của bạn là bạn giao tiếp như thế nào. Khi nói tiếng Anh thì phải tư duy theo ngôn ngữ Anh.

Be natural, don’t make your answers complicated.

Hãy thật tự nhiên, đừng khiến cho mọi thứ rắc rồi. Ví dụ: thường khi hỏi các bạn học sinh thích ăn món gì, thì có thể trả lời bằng cách chỉ tên môt món ăn và kèm lời giải thích là có vitamin, chất khoáng, chất sơ. Tuy nhiên khi chat với người bạn thì không nên trả lời như vậy. Thay vào đó cho họ biết cảm giác mùi vị của món ăn như thế nào.

Be direct => have to support the direct answer.

Trực tiếp trong câu trả lời. Ví dụ một người hỏi là bạn có yêu thích mùa hè không, bạn trả lời là wow, tôi rất thích mùa hè. Tuy nhiên có nhiều bạn lại không trả lời một cách trực tiếp, mói một lúc rồi sau đó mới đưa ra câu trả lời. Tôi khuyên là đưa ra câu trả lời trước tiên, sau đó mới đưa ra thêm thông tin cho câu trả lời đó.

Avoid using of Vietnamese words in your speaking.

Khá nhiều bạn dùng từ Việt Nam trong bài viết của mình, điều này sẽ gây khó khăn cho người nghe. Hãy cố gắng chuyển sang tên tiếng Anh, nếu không chuyển được, hãy nói chậm lại để cho họ hiểu đây là âm tiếng Việt.

Give examples to make th meaning clear.

Khi muốn truyền đạt một ý rất là khó hiểu, đừng cố gắng tiếp tục giải thích một cách khó hiểu nữa. HÃy đưa ra một ví dụ cụ thể trong câu nói của bạn.

Đó là những gợi ý mà tôi đưa cho các bạn trong phần thực hành tiếng Anh và các bạn có thể tự thực hành ở nhà. Sau đây là một số câu hỏi thực hành.

1. What’s your favourite dish?

Well, I really love to eat fried chicken because it is greasy and so delicious. Although some people say it is fatty and not goodfor health, I do love it. And also I think it is a good way to relax after a hard day and go out with friends.

(Tôi thích ăn gà rán, bởi vì nó rất là nghệ và ngon. Mặc dù một vài người nói rằng nó béo và không hề tốt cho sức khỏe, tôi vẫn hết sức yêu nó. Đồng thời tôi nghĩ đây đúng là một cách tốt để giải trí sau một ngày mệt mỏi và đi ra ngoài cùng bạn bè.)

2. What food do you dislike? (Why?)

Well…Let’s say…I don’t like dog meat because for me I think it is disgustig. I don’t usually eat dog meat and I really fell sick when I see dog meet. So it usually goves me a stomachache when I eat it.

(Tôi không thích thịt chó bởi vì tôi thấy rất là kinh. Tôi không thường ăn thịt chó và tôi cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy thịt chó. Tôi thường bị đau bụng khi ăn nó.

Sau khi học xong bài này, có thẻ bạn sẽ phát hiện là vốn kiến thức về "food" của mình sẽ tăng cao, thậm chí còn biết làm một số món ăn đơn giản. Chưa có bài học nào vừa thực tế mà con sinh động giúp bạn học từ vựng dễ dàng hơn.  Bài học từ vựng- ngữ âm dành cho kỹ năng nói IELTS rất thú vị đúng không nào, vậy thì đừng quên theo dõi bài học tiếp theo.

Vậy là blog thẻ tạm trú cho người nước ngoài đã chia sẻ  những nội dung cơ bản mà chúng ta cần trong chủ để thực phẩm. Công ty dịch thuật công chứng Việt Uy Tin hẹn gặp lại trong bài học tiếp theo.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

VỀ CHÚNG TÔI

Du học TinEdu là công ty thành viên của TIN Holdings - thương hiệu lớn, uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn du học. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề, Chúng tôi đã tư vấn và thực hiện thành công hàng ngàn hồ sơ cho du học sinh toàn quốc.

VĂN PHÒNG TP.HCM

Địa chỉ: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q. Phú Nhuận

Điện thoại: 1900 633 379

Hotline: 0948 748 368

Email: cs@tinedu.vn

 

VĂN PHÒNG ĐÀ LẠT

Điện thoại: 1900 633 379

Hotline / Zalo / Viber: 0948 748 368

Email: cs@tinedu.vn

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

Địa chỉ: P.608, Tầng 6, 142 Lê Duẩn, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 1900 633 379

Hotline / Zalo / Viber: 0948 748 368

Email: cs@tinedu.vn

 

VĂN PHÒNG ĐẮK LẮK

Địa chỉ: 55 Lý Thái Tổ, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Điện thoại: 1900 633 379

Hotline: 0941 37 88 33

Email: cs@tinedu.vn

LIÊN KẾT