Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Bài 5: Luyện nói tiếng Anh nhịp điệu trầm bổng và nhấn đúng trọng âm

Chào các bạn! Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau khám phá một trong những điều thú vị nhất của việc luyện nói tiếng anh theo nhịp điệu đó chính là “nhịp điệu”. Tương tự như khi đọc thơ tiếng Việt, chúng ta rất quan trọng cái gọi là vần điệu. Trong tiếng Anh cũng vậy, người bản xứ rất quan trọng nhịp điệu khi phát âm. Vậy nhịp điệu trong tiếng anh là gì nhỉ? Mời bạn bước vào bài học này để tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Nội dung video Luyện nói tiếng Anh nhịp điệu trầm bổng và nhấn đúng trọng âm

Nhịp điệu chính là thời gian dừng lại nhanh hay là chậm ở một âm trong từ hay một từ một cụm từ trong câu.

Ex: Will you sell my car because I’ve gone to Australia?

Ở đây sẽ dừng lại bằng nhau hoặc là lâu hơn với các từ là “sell”, “car”, “gone”, “Australia”. Vì đây là những từ chứa nội dung của câu đó, giúp người nghe có thể hiểu được ý nghĩa của câu vừa nói.
  • Yesterday I went to the market with my father.
Với câu thứ 2, nhịp ở đây không thể dừng lại trong một từ mà còn ở âm chứa trọng âm của từ. 

Ex: Yesterday.

Học tiếng Anh hiệu quả
Cách phát âm từ "Yesterday"
Trọng âm của từ này sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất “Yes”. Khi nói sẽ có xu hướng dừng lại lâu hơn ở âm “Yes”, cho nên chúng ta thấy “Yes”, “went”, “mar” trong từ “market”, “far” trong từ father thì sẽ có âm bằng nhau. Thời gian dừng lại các em đọc bằng nhau và đó lại cái nhịp trong câu mà ta nhấn vào. Tóm lại,nhịp điệu trong câu là cái thời gian các em dừng lại ở một âm chứa trọng âm với những từ chứa 2 âm tiết trở lên trong câu và nhịp điệu còn thể hiện ở các từ chứa nội dung trong câu. Vậy chúng ta bắt đầu với yếu tố đầu tiên:

1. Nhịp điệu chứa những từ có nội dung trong câu

Những từ chứa nội dung trong câu là gì? Nó truyền đạt ý nghĩa của câu đó cho người nghe trong khi những từ còn lại là những từ chức năng, chỉ đóng vai trò làm cho câu đúng về mặt ngữ pháp. Tuy nhiên, không có những từ đó vẫn có thể nói nôm na được ý nghĩa của câu. Hãy phân tích lại cái câu trước:
  • Will you sell my car because I’ve gone to Australia? 
“Sell”, “car”, “gone”, “Australia” là những từ chức năng trung tâm. Sau đây là một số loại từ bạn cần lưu ý:

Những từ mang nghĩa                           Ví dụ

Động từ chính                               Go, talk, writing

Danh từ                                           Student, desk

Tính từ                                              Big, clever

Trạng từ                                         Quickly, loudly

Trợ động từ (phủ định)                Can’t, don’t, aren’t

Đại từ chỉ định                               This, that, those

Từ để hỏi                                     Who, which, where

Từ đúng về mặt cấu trúc(từ chức năng) không được nhấn trọng âm trong câu hay không chứa nhịp dài trong câu.

Từ đúng về mặt cấu trúc                      Ví dụ

Đại từ                                            I, you, he, they

Giới từ                                             On , at, into

Mạo từ                                              A, an, the

Liên từ                                         And, but, because

Trợ động từ                                 Can, should, must

Động từ “to be”                                Is, was, am

Vậy là chúng ta đã có cái bảng hướng dẫn từ nội dung và từ chức năng rồi. Hãy thử mang chúng áp dụng vào trong câu xem nhé.

Ex: I am talking to the clever students.

Trong câu trên sẽ nhấn lâu hơn ở “talking”, “clever”, “students”, bởi đó là những từ chứa nội dung, truyền tải ý nghĩa trong câu.

Ex: He’s writing quickly, so it’s difficult for him to listen me.

Trong câu vừa rồi sẽ dừng lâu hơn ở những từ chứa nội dung như: “writing”, “difficult”, “listen”.

2. Cách luyện giọng chuẩn, nhịp nhàng khi luyện nói tiếng Anh theo nhịp điệu

Những từ chứa từ 2 âm tiết trở lên, nếu nhấn trọng âm vào âm tiết nào đó thì nhịp sẽ nhấn mạnh vào âm tiết ấy.
Học tiếng Anh hiệu quả
Luyện nhấn âm để nói tiếng Anh hiệu quả
Ex: Yesterday I went to the market with my father.

Ta thấy rằng trọng âm rơi vào những âm tiết nào thì âm đó sẽ được dồn lên và được đọc nó rõ ràng hơn .

Ex: It is possible to speak English like a native speaker.

Trong ví dụ trên nhấn mạnh từ “pos” trong “possible”, “Eng” trong “English”, “na” trong “native”.

Hi vọng bài học ngày hôm nay giúp các bạn hiểu rõ hơn vai trò của nhịp, phách trong tiếng Anh quan trọng như thế nào. Hãy áp dụng hai yếu tố, đó là trọng âm của các từ và từ chứa nội dung trong câu để đánh nhịp tiếng Anh một cách chuẩn xác nhất. Không còn điều gì có thể giúp các bạn giỏi hơn ngoài cách luyện tập, luyện tập và luyện tập. Chúc các bạn sớm đạt được thành công! Tạm biệt và hẹn gặp lại trong bài luyện nói tiếng anh theo nhịp điệu tiếp theo.

Bài viết được công ty dịch thuật Việt Uy Tín chuyên cung cấp các dịch vụ thẻ tạm trú cho người nước ngoài, làm visa, giấy phép lao động, dịch thuật công chứng lấy nhanh... sưu tầm và chia sẻ. Chúng tôi rất vui vì được đồng hành cùng các bạn!

Bài 6: Bí quyết để nói tiếng Anh với ngữ điệu của người bản xứ

Chào các bạn! Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau học yếu tố cuối cùng, then chốt để sở hữu một giọng tiếng Anh hay, chuẩn như người bản xứ nhé. Ở những bài trước, chúng ta đã học qua phát âm, nhịp điệu, nối âm, trọng âm. Vì thế, yếu tố duy nhất còn lại đó là ngữ điệu (Intonation). Vậy ngữ điệu là gì? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta bắt đầu vào bài học để tìm hiểu bí quyết nói tiếng anh như người bản xứ.

Nội dung video Bí quyết để nói tiếng Anh với ngữ điệu của người bản xứ

Ngữ điệu là việc lên giọng hay xuống giọng khi nói. Nếu không chú trọng yếu tố này, chúng ta sẽ nói tiếng anh một cách bình bình và đều đều, không hề có ngữ điệu sẽ làm người nghe có cảm giác rất nhàm chán và buồn bã khi nói như một con robot. Những yếu tố còn nguy hiểm hơn đó là khi nói sai ngữ điệu.

Việc này sẽ làm người nghe có thể hiểu nhầm ý mà bạn muốn diễn đạt. Vì mỗi câu mang những ngữ điệu, sắc thái, ý nghĩa và tình cảm khác nhau khi truyền đạt đến người nói, chúng ta phải luôn rất cẩn thận khi sử dụng ngữ điệu trong câu. 
Học tiếng Anh hiệu quả
Cẩn thận khi sử dụng ngữ điệu
Trong tiếng anh có 2 loại ngữ điệu chính: ngữ điệu lên (the rising ture) và ngữ điệu xuống (the falling ture). Bên cạnh đó chúng ta còn có những trường hợp mix ngữ điệu kết hợp lên xuống (the rising falling the falling rising tune) hoặc ngữ điệu xuống lên, nó còn tùy thuộc vào tình huống, tình cảm, cảm xúc, thái độ của em khi nói .Có một bạn đã hỏi cô là vậy thì có quy tắc nào cho ngữ điệu trong tiếng anh không?

Trên thực tế, mỗi khi giao tiếp với nhau, chúng ta sẽ có những cảm xúc, ý nghĩa khác nhau mà mình muốn truyền đạt. Điều này thì không có quy tắc nào để tương tác. Vì thế không thể nói trong trường hợp này bạn phải như thế này hay như thế kia. Tuy nhiên, trong tiếng Anh cũng có những gợi ý cho chúng ta để nói ngữ điệu cho nó với cách nói tiếng Anh của người bản xứ .

1.Ngữ điệu xuống ( the falling tune)

Có nghĩa là hạ giọng đều đều đều xuống dần và càng về cuối câu càng thấp đối với những tình huống sau:

TH1: Good morning! (Chào buổi sáng).

Chẳng ai lên giọng trong lời chào hỏi này cả, trừ khi chúng ta ở trong một tình huống khác. Còn chào hỏi thông thường ở đây là xuống giọng.

TH2: Come on! (Đi nào).

Sử dụng cho một lời đề nghị: đi mà, đi nào.

TH3: My parents love children (Cha mẹ tôi yêu quý trẻ con).

Câu tường thuật, diễn tả kể lại sự việc sự việc.

TH4: Ngữ điệu được dùng với những câu hỏi bắt đầu bởi “what, when, why, where, how”.

Với những câu hỏi bắt đầu bằng những từ này, ngữ điệu của câu nói sẽ xuống dần đều và “what, when, why, where, how” sẽ có xu hướng là đọc nhấn lên một chút.

Ex: What’s your name? (Bạn tên gì vậy?) -> Càng về sau thì ngữ điệu càng xuống

Hay ngữ điệu xuống còn được sử dụng khi chúng ta đặt ra một câu hỏi đuôi với mong muốn câu trả lời là có.

Ex: You love him, don’t you? (Bạn yêu anh ta đúng không) ->Trong trường hợp này em đang mong chờ câu trả lời từ người kia là Yes

Đó là một vài tình huống mà chúng ta có thể sử dụng với ngữ điệu xuống

2. Ngữ điệu lên (the rising tune)

Ngữ điệu lên tức là tăng âm điệu, càng cuối câu càng cao dần lên. Ngữ điệu lên sẽ áp dụng cho những tình huống như sau.

TH1:
Đối với những câu hỏi nghi vấn.

Ex: Can you speak English? (Bạn có thể nói tiếng Anh không?) -> Bạn sẽ thấy giọng mình cao vút lên ở phía cuối. Đó là câu nghi vấn.

TH2: Đưa ra một câu xác định hay khẳng định nhưng lại mang hàm ý để hỏi, nghĩa là câu hỏi thông tin nhiều hơn.

Ex: You are Kerry? (Anh là Kerry à?) -> Bạn không chắc lắm và đang muốn hỏi lại, xác nhận cái thông tin đó.

TH3: Đặt ra câu hỏi đuôi nhưng không mang hàm ý với câu trả lời là có hay không mà chỉ đơn thuần muốn lấy lại thông tin.

Ex: You love him, don’t you? (Bạn yêu anh ta, phải không?) -> Chỉ là một câu hỏi mong nhận được thông tin nhiều hơn.

TH4:
Lời đề nghị nhưng mang tính chất như là ra lệnh.

Ex: Turn on the light, please (làm ơn bật đèn giúp tôi) ->Trong trường hợp này các bạn sẽ thấy ngữ điệu “please” sẽ đi lên.

TH5:
Khi dùng trong xưng hô. 

Ex: My friend , nice to meet you here (Ông bạn, thật vui khi gặp anh ở đây) -> Đó là một trong những TH phổ biến mà chúng ta có thể sử dụng với ngữ điệu lên.
Học tiếng Anh hiệu quả
Bí quyết để nói tiếng anh giống người bản xứ
Tóm lại, ngữ điệu không thể gọi trong tiếng Anh mà người ta dùng nó để có thể phân biệt một người nói tiếng Anh giống người bản xứ hay không, có tự nhiên hay không. Để làm chủ điều này. chẳng còn cách nào khác là chúng ta phải luyện tập. Lời khuyên của cô là các bạn trước khi nói hãy ngẫm nghĩ một chút xem câu này lên hay là xuống dựa vào điều mà mình muốn biểu đạt, cảm xúc hay tình cảm.Sau đó dùng bút chì móc nó đi lên này đi xuống và tập theo.

Với ngữ điệu lên ta sẽ đọc “la, la, la, lá” giống như hát lên.Còn với ngữ điệu xuống ngược lại “lá, la, là, là”. Chỉ cần đẩy cho phần âm điệu của mình càng về cuối câu càng đi xuống bằng cách thay những chữ “la, la, la, la” này bằng các từ trong tiếng anh.các bạn đãcó thể hoàn toàn làm chủ phần ngữ điệu của mình rồi.Nghe thì hơi buồn cười nhưng hãy thử nhé, chắc chắn các bạn sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên với khả năng nói đúng ngữ điệu trôi chảy của mình đấy. Chúng các bạn luyện tập thành công.

Quý khách nếu có yêu cầu xin liên hệ công ty dịch thuật giá rẻ Việt Uy Tín chuyên dịch thuật công chứng, với sự tận tình của mình chúng tôi sẽ đáp ứng nhu cầu của quý khách một cách nhanh chóng và hiệu quả. Cảm ơn quý khách hàng đã đồng hành cùng chúng tôi trong bài học bí quyết phát âm giống người bản xứ.

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Bài 4: Tips nối âm để nói tiếng Anh tự nhiên hơn

Chào các bạn! Trong thời gian gần đây có nhiều bạn thắc mắc rằng: Tại sao không thể nói nhanh được tiếng Anh trong khi phát âm từng từ đơn lẻ rất chuẩn xác? Vì vậy, bài giảng ngày hôm nay sẽ giới thiệu với các bạn một hiện tượng trong tiếng Anh gọi là nối âm. Chính nhờ điều này mà người bản địa nói tiếng Anh có vẻ đơn giản và nhẹ nhàng. Bởi họ không cần chuyển lưỡi hay đặt sang lưỡi miệng ở vị trí khác nhau để tạo ra một âm mới.

Cũng lý do này khiến cho rất nhiều người Việt học tiếng Anh gặp khó khăn khi nghe âm. Khi người ta đã nối chúng lại với nhau thì sẽ nghe như âm khác vậy, không giống với những từ mà bạn đã đọc thông thường nữa. Chúng ta cùng bắt đầu bài học để xác định xem nối âm trong tiếng Anh để nói tự nhiên hơn bao gồm những hình thức nào nhé.

Nội dung video hướng dẫn  Bài 4: Tips nối âm để nói tiếng Anh tự nhiên hơn

Chúng ta có 3 dạng thông thường của nối âm như sau:
  • Phụ âm với nguyên âm
  • Phụ âm với phụ âm
  • Nguyên âm với nguyên âm

1. Nối giữa phụ âm với nguyên âm

Thông thường trong tiếng Anh một từ thường có kết thúc bằng một phụ âm. Khi nói các em phải dựa trên phiên âm, không dựa vào cách viết phát âm từ đó. Khi một từ phiên âm kết thúc bằng một phụ âm và từ liền kề phía sau lại được phiên âm bắt đầu bằng một nguyên âm thì lập tức phụ âm của từ trước và nguyên âm của từ sau chúng phải nối vào với nhau và đọc một cách mượt mà,trơn tru.
Học tiếng Anh hiệu quả
Học cách nối âm giúp nói tiếng Anh tự nhiên hơn
Ex:
  • Just a moment / dʒʌst ə’məʊmənt/.
Chúng ta thấy rằng “just” kết thúc bằng /t/ và “a” bắt đầu bằng một nguyên âm, vì thế cần lưu ý vào nhấn âm của Justa moment / dʒʌstə ’məʊmənt/. Tiếp tục với một loạt các cụm khác này.
  • Come in - /cʌmin/.
  • Look out - /lʊkaʊ/.
  • Have an - /hævən/.
Lưu ý, đôi khi trong tiếng Anh phải nói là một cách không trang trọng lắm thì chữ “him” - “anh ta, ông ta, cậu ta” đọc viết tắt thành /im/ hay là chữ “her” – “cô ấy, bà ấy” sẽ đọc thành / ər/ rất nhanh. Như vậy, âm “h” đứng đầu gần như biến mất. Trong những trường hợp này, từ viết đầu tiên trước chữ “him” và “her” sẽ được nối âm như sau:

Ex:
  • Tell him - /telim/
  • Kill her - /kilər/
Không có thấy h đâu cả đúng không nào. Hãy thử đọc cả câu để nhận ra sự khác biệt của việc nối âm và không nối âm.

Ex:
  • Can I have an apple? / kənai hævənæpl /
  • I read the news in the paper / ai red ðə nju:zin ðə ‘peipər /
Nếu để ý, các em sẽ thấy âm “s” ở cuối từ “news” sẽ được nối sẵn âm “I” của chữ in và nó không phải “sin” mà âm “s” sẽ được đọc là “z”.

2. Nối âm xảy ra giữa phụ âm và phụ âm

Vậy hình thức này sẽ xảy ra khi nào? đó là khi một từ kết thúc bằng phụ âm và từ tiếp theo bắt đầu bằng phụ âm giống hệt phụ âm của từ trước đó. Ngay lập tức 2 phụ âm đó sẽ được gộp chung vào,đọc bằng một từ và một âm.

Ex: Black Coffe.
Học tiếng Anh hiệu quả
Ví dụ về "Black Coffee"
Chúng ta thấy rằng “black” kết thúc bằng chữ “k”. “Coffee” sẽ được đọc từ /k/ đầu tiên thì ngay lập tức hai âm /k/ nó sẽ được gộp vào nhau và được đọc là / blækɒfi / chứ không bao giờ tách nó ra thành / blæk kɒfi /, nghe rất là kỳ quặc. Sau đây là ví dụ một loạt các cụm từ như:
  • Big Game - /bigeim/.
  • Good day - /gʊdei/.
  • What time - /wɒtaim/.
Cứ một từ kết thúc bằng một phụ âm và phụ âm đó lại bắt đầu của từ tiếp theo thì các em hãy nối chúng lại với nhau nhé.

Ex: What time is it? - / wɒtaim izit/.

3. Nối âm giữa hai nguyên âm

Hãy cùng nhau chuyển sang hình thức nối âm cuối cùng, đây cũng là hình thức nối âm khó nhất, khó nhận ra, khó đọc đối với người Việt, các bạn hãy lưu ý nhé. Nếu mà một từ kết thúc bằng một nguyên âm / ʊ/ và /u:/, tiếp theo đó là một từ bắt đầu bằng nguyên âm thì khi nối hai từ đó lại với nhau hãy thêm /w/ vào giữa 2 nguyên âm đó.

Ex: 
  • You ask - /juwa:sk/.
  • You are - /juwə(r)/.
Người bản địa rất thường xuyên đọc như vậy.Tiếp theo, đối với những từ kết thúc bằng âm /i:/ và /l/, nếu sau đó là một nguyên âm thì ta them /j/ vào giữa 2 nguyên âm đó. 

Ex:
  • My eye - /maijai/.
  • Be in - /bejin/.
Bài học nối âm để nói tiếng anh tự nhiên đến đây là kết thúc. Hy vọng qua bài học này, các bạn đã trau dồi cho mình một số kiến thức cần thiết cho việc giao tiếp tiếng Anh của mình. Hãy thường xuyên luyện tập những kiến thức này để ghi nhớ và hình thành thói quen sẽ giúp cho việc áp dụng vào thực tế của bạn được hiệu quả hơn. Chúc các bạn tập luyện thành công!

Bài viết được Công ty dịch thuật Việt Uy Tín chuyên cung cấp các dịch vụ thẻ tạm trú cho người nước ngoài, giấy phép lao động, dịch thuật tiếng anh chuyên ngành, dịch công chứng giá rẻ... sưu tầm và chia sẻ. Cảm ơn các bạn rất nhiều và cùng đón đọc các bài chia sẻ trong những lần tiếp theo!

Bài 3 : Cách nhấn trọng âm từ trong khi nói tiếng Anh

Chào các em! Trong bài học lần trước, chúng ta đã cùng nhau nghiên cứu 4 nguyên tắc vàng để phát âm tiếng Anh một cách hay và chuẩn xác. Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các bạn về yếu tố cuối cùng, then chốt trong phát âm, đó là cách nhấn trọng âm khi nói tiếng anh. Hãy cùng nhau thử nghĩ đến một từ dài nhất trong tiếng Việt nhé! Đó là từ gì nhỉ? Có phải là từ “nghiêng” không? Có vẻ đây là từ dài nhất và chỉ có 1 âm tiết trong tiếng Việt.

Đối với tiếng Anh có những từ chứa tới 2, 3, 4 hoặc thậm chí có nhiều âm tiết hơn như thế. Chúng ta sẽ đọc như thế nào? Có phải cứ đọc đều đều từng âm một rõ ràng ngang bằng nhau hay không? Nếu cứ đọc như vậy chẳng khác nào một con robot và người nghe sẽ cảm thấy rất nhàm chán khi giao tiếp trong tiếng Anh .Thậm chí, họ sẽ không hiểu chúng ta đang nói từ gì. Vậy trọng âm là gì? chúng ta cùng xem 3 từ sau nhé.

Nội dung video Cách nhấn trọng âm từ trong khi nói tiếng Anh

Industry : /’indəstri/

Amazing : / ə’meiziŋ/:

University : /,ju:ni’və:siti/

Với 3 từ trên, ta thấy rằng: /’indəstri/ nhấn vào âm đầu tiên, /ə’meizin/ nhấn vào âm tiết thứ 2 và /,ju:ni’və:siti/ nhấn vào âm tiết thứ 3. Dấu sắc xuất hiện ở mỗi âm tiết đánh dấu khi phiên âm, người ta gọi là trọng âm của từ đó. Ta có thể hiểu rằng :trọng âm của một từ sẽ xuất hiện khi nó có từ 2 âm tiết trở lên và khi có dấu trọng âm thì âm tiết đó được đọc to, rõ ràng và cao hơn những âm tiết còn lại. Dưới đây là một số ví dụ về Cách nhấn trọng âm từ trong khi nói tiếng Anh ..
Trọng âm rơi vào âm tiết đầu Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 trở lên
Industry
/’indəstri/

Interesting
/’intristiŋ/

Teacher
/’ti:tʃə/

Holiday
/’hɔlidei/
Expensive
/iks’pensiv/

Variety
/və’raiəti/

Involve
/in’vɔlv/

Humanity
/hju:’mæniti/
Recommend
/,rekə’mend/

International
/,intə’næʃənl/

Characteristic
/,kæriktə’ristik/

Population
/,pɔpju’leiʃn/
Tuy nhiên, kể từ khi vào đại học, ta đã có một mớ những quy tắc nhấn trọng âm để chuẩn bị khi đi thi. Trong bài học hôm nay sẽ tóm lược cho các bạn một vài quy tắc quan trọng và được áp dụng nhiều nhất. Song, những quy tắc này thì cũng chỉ áp dụng được 90% và còn có những trường hợp ngoại lệ, vì thế bạn không được áp dụng nó một cách bất di bất dịch.
Cách nhấn trọng âm khi nói tiếng anh

1. Động từ có 2 âm tiết trở lên: trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2

Ex: Begin : /bi’gin/

Become : /bi’kʌm/

Forget : /fə’get/

Enjoy : /in’ddʒɔi/

Discover: /dis’kʌvə/

2. Danh từ có 2 âm tiết trở lên: trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1

Ex: Children: /’tʃidrən/

Hobby : /’hɔbi/

Habit : /’habit/

Labour : /’leibə/

Trouble: /’trʌb(ə)l/

3. Các từ có hậu tố : -ic, -ish, -ical, -sion, -tion, -ance,-ence, -idle, -ious, -iar, -ience, -id, -eous, -acy, -ian, -ity. à trọng âm rơi vào âm tiết liền trước đó.

Ex:

Economic: /,i:kə’nɒmik/

Foolish: /’fu:liʃ/

Entrance :/’entrəns/

Famous : /’feimas/

Nation : /’neiʃn/

Celebrity : /fi’lebriti/

Musician : /mju:’ziʃn/

4. Các từ có hậu tố : -ee, -eer, -ese, -ique, -esque, -ain à trọng âm rơi vào chính âm tiết chứa nó. Các bạn hãy học kĩ nguyên tắc này nhé để tránh nhầm lẫn với nguyên tắc thứ 3.

Ex:

Agree : /ə’gri: /

Volunteer : /.vɒlən’tiə/

Vietnamese :/,vjetnə’mi:z/

Retain : /ri’tein/

Maintain:/mein’tein/

Unique : /ju:’ni:k/

5. Các từ có hậu tố : -ment, -ship,-ness,-er/or, -hoor, -ing, -en, -ful,-able, -ous, -less. àtrọng âm chính của từ không đổi.

Ex:

Agree : /ə’gri:/ - Agreement: /ə’gri:mənt/

Meaning: /’mi:niŋ/ - Meaningless: /’mi:niŋləs/

Rely: /ri’plai/ - Reliable: /ri’laiəbl/

Poison: /’pɔizn/ - Poisonous: /’pɔiznəs/

Happy : /’hæpi/ - Happyness: /’hæpinis/

Relation: /ri’leiʃn/ - Relationship: /ri’leiʃnʃip/ 
Tiền tố và hậu tố trong tiếng anh

6. Danh từ ghép: trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1.

Ex:

Birthday: /’bə:θdei/

Gateway: /’geitwei/

Airport: /’eəpɔ:t/

Filmmaker: /’filmmeikə/

7. Các từ tận cùng là : -graphy, -ate, -gy,-cy, -ity, -phy, -al. à trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên. Lưu ý, ở đây phải đếm ngược.

Economical: /i:kə’nɒmik(ə)l/

Demoracy: /di’mɒkrəsi/

Technology: /tek’nɔləddʒi/

Geography: /dʒi’ɒgrəfi/

Photography: /fə’tɔgrəfi/

Investigate: /in’vestigeit/

Những quy tắc này khá phức tạp. Ngoài 7 quy tắc mà ta đã được học ở trên còn có một số quy tắc khác. Vì thế, lời khuyên chân thành mà cô muốn gửi tới đó là các bạn hãy siêng năng, chịu khó tra cách phát âm, phiên âm, trọng âm chính của từ trong từ điển. Bên cạnh đó, hãy bật audio lên để nghe cách nhấn trọng âm khi nói tiếng anh của người bản xứ.

Bạn nên thực hành nó thật nhiều trong các bài nói của mình với người tây,i giáo viên hay bạn bè. Điều này sẽ làm bạn có được phản xạ về trọng âm một cách tự nhiên, từ đó có cách phát âm tiếng Anh chuẩn nhất. Chúc các em rèn luyện thành công!

Bài viết được công ty dịch thuật giá rẻ Việt Uy Tín chuyên cung cấp các dịch vụ thẻ tạm trú, giấy phép lao động, dịch thuật tiếng anh chuyên ngành... sưu tầm và chia sẻ. Chúng tôi rất vui vì được đồng hành trong con đường chinh phục tiếng anh của các bạn!

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Bài 1: Cách Nói Tiếng Anh Chuẩn Như Người Bản Xứ

Chào các em! Cô là Kiều Trang, giảng viên tại Elight Learning English. Trong thời gian vừa rồi rất nhiều bạn thắc mắc với cô rằng làm sao để có thể nói tiếng Anh hay và chuẩn như người bản xứ. Vì vậy, hôm nay cô quyết định làm bài giảng này và cùng tìm hiểu xem việc nói tiếng Anh chuẩn, tự nhiên như người bản xứ gồm có những yếu tố nào nhé.

Nội dung video Cách nói tiếng anh chuẩn như người bản xứ

Trên thực tế gồm có 4 yếu tố. Nếu chúng ta tạm bỏ qua việc sử dụng từ vựng, nội dung của bài nói hay ngữ pháp thì cách đánh giá một người có thể nói tiếng Anh như người bản xứ sẽ thể hiện qua 4 tiêu chí sau:

- Good Pronunciation (Phát âm tốt)

- Natural Speed (Tốc độ nói tự nhiên)

- Natural Rhythm (Nhịp điệu tự nhiên)

- Natural intonation (Hệ thống ngữ điệu tự nhiên)

Chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về 4 yếu tố này nhé

1. Good Pronunciation (Phát âm tốt)

Phát âm chuẩn là gì? Các em nên tập phát âm từng âm riêng lẻ, sau đó đến từ vựng và cuối cùng là phát âm chuẩn cả câu .

Theo thói quen của người Việt khi học tiếng Anh, chúng ta thường đọc các từ một cách là riêng lẻ. Tuy nhiên, trong tiếng Anh mọi thứ được liên hệ với nhau rất khăng khít, đó là bao gồm cả nguyên âm và phụ âm.Vì vậy, để có thể phát âm tiếng Anh thật chính xác, bạn phải lưu ý phát âm chuẩn từng nguyên âm một, sau đó ghép chúng với phụ âm đứng đầu và phụ âm đứng cuối nếu có, cuối cùng tạo thành một âm chuẩn. Hãy thử xem ví dụ sau:
Các thói quen giúp nói tiếng anh như người bản xứ
Ex1: Road:/roʊd/, người Việt rất hay đọc thành road. Road có nghĩa là con đường . Đầu tiên, phải đảm bảo rằng đó là nguyên âm /ʊd/, sau đó ghép /ʊd/ với âm /r/ ở đầu từ và /d/ ở cuối từ, chúng ta sẽ có một từ hoàn chỉnh đó là /roʊd/ .

Khi luyện tập phát âm, các em cũng nên lưu ý đọc với tốc độ bình thường, đừng nói quá nhanh bởi vì ta đang tập chứ không phải đang thể hiện và điều quan trọng là hãy nói đúng trước khi nói hay. Vậy làm sao để phát âm chuẩn phụ âm và nguyên âm hay thậm chí là các từ trong tiếng Anh? .

2. Bây giờ hãy cùng nhau tìm hiểu yếu tố thứ 2 để nói tiếng Anh một cách chuyên nghiệp và tự nhiên nhất. Natural Speed (Tốc độ nói tự nhiên)

Các em thử đoán xem: Tốc độ nói tiếng Anh của người Anh hay người Mỹ là bao nhiêu từ trên một phút? Câu trả lời là chỉ có 160 từ/ phút .Trong khi tốc độ nói của người Việt Nam là 180 từ/phút. Điều đó có nghĩa

Chúng ta thường xuyên nói tiếng Việt với tốc độ rất nhanh, thậm chí nhanh hơn cả người Anh và người Mỹ. Do đó, chẳng có lý do nào mà ta không thể đạt được tốc độ tự nhiên ở trên .Hãy thử với ví dụ sau

Ex2: The garden is beautiful.

Đó sẽ là tốc độ bình thường của người bản xứ. Nếu nói như “The garden is beautiful” thì nghe như tiếng của một con robot và tốc độ đó rất không bình thường .Vì vậy, để nói tiếng Anh một cách tự nhiên, chúng ta phải lưu ý tốc độ của mình khi nói không quá nhanh và cũng không quá chậm. Để làm được điều này không có cách nào khác là phải tập luyện.

3. Natural Rhythm (Nhịp điệu tự nhiên)

Đây là yếu tố mà không ít người khi học nói tiếng Anh để tâm tới.Nhưng chính nó là điều để phân biệt người học tiếng Anh đó có phải là người bản xứ hay không.cVậy thì “Rhythm” ở đây được phân biệt như thế nào? Chắc hẳn là chúng ta đều biết rằng một từ có hai âm tiết trong tiếng Anh thì một âm tiết sẽ chứa trọng âm và đối với cụm từ trong câu cũng vậy. Câu và cụm từ trong tiếng Anh có một trọng âm được gọi là “Sentences Stress”. Nhịp điệu trong câu được phân biệt bởi các từ có chứa trọng âm .Hãy cùng xem một ví dụ:

EX 3: Yesterday I went for a walk in the country.

Với câu vừa rồi, nhịp sẽ được đánh dấu ở /Yes/ trong chữ /Yesterday/, /went/, /walk/, /coun/ trong /country/ . Chúng được gọi là nhịp điệu tiếng Anh.Giống như khi nói hay đọc thơ tiếng Việt , người ta rất quan trọng ở phần điệu, còn nói tiếng Anh thì nhịp điệu cũng tương tự như vậy.Nếu ta đọc những từ trong một câu có trọng âm riêng lẻ như: one, two ,three ,four ,five thì nhịp của nó rất nhanh. Tuy nhiên, với câu có những từ hai âm tiết trở lên thì phải lưu ý rằng nhịp điệu sẽ phụ thuộc vào phần trọng âm của hai âm tiết đó.
Ngữ điệu tự nhiên là yếu tố quan trọng trong giao tiếp

4. Natural intonation (Hệ thống ngữ điệu tự nhiên)

Đây là yếu tố cuối và then chốt trong việc phát âm tiếng Anh. Có nhiều người thắc mắc với cô rằng: ngữ điệu là phần mà các bạn ấy cảm thấy khó khăn nhất mỗi khi nói tiếng Anh. Nhưng các em đừng quá lo lắng và không cần phải học theo bất kỳ các quy tắc nào cả, bởi ngữ điệu là cái thể hiện trạng thái và cảm xúc của mỗi người khi nói tiếng Anh. Vì thế, nó phụ thuộc vào cảm xúc của ta khi nói chứ không có bất cứ quy tắc chung nào cho các ngữ điệu . Thông thường, trong tiếng Anh sẽ có hai ngữ điệu phổ biến, đó là ngữ điệu lên và ngữ điệu xuống. Ta có thể kết hợp cả hai ngữ điệu này để bộc lộ những cảm xúc khác nhau.

Ex 4: Oh really! - Ồ vậy sao!

Câu này dùng để thể hiện sự ngạc nhiên khi nghe câu chuyện của ai đó.

Oh really!

Biểu lộ cảm xúc rất buồn khi nghe được một tin mà ta không mong muốn.

Ví dụ khác:

Ex 5: He’s gone. - Anh ta đi rồi sao.

Biểu cảm ngạc nhiên trước sự ra đi của ai đó.

“He’s gone” khi nói xuống giọng đơn giản như một câu kể lại hay thuật lại.

Chúng ta thấy rằng cùng một cấu trúc và cách phát âm giống nhau mà chỉ cần thay đổi giọng lên hoặc xuống nó đã làm khác đi toàn bộ cảm xúc và trạng thái và quan trọng nhất là ý nghĩa của câu đó. Các em phải luyện tập cẩn thận phần này và làm chủ cảm xúc cũng như ngữ điệu của mình thật tốt nhé.

Tiếng Anh quả thực rất kỳ diệu đúng không nào, không đơn thuần chỉ có phát âm như ta vẫn quen đi học mà bên cạnh đó, còn phải lưu ý tốc độ nói, nhịp điệu, ngữ điệu để có thể nói tiếng Anh một cách chuẩn xác hơn như người Tây thật sự.

Bài học cách nói tiếng Anh chuẩn như người bản xứ đến đây là hết. Trong bài giảng tiếp theo, cô sẽ cung cấp cho các em sâu sắc hơn về cách tập luyện nhịp điệu, ngữ điệu, tốc độ nói, phát âm một cách chi tiết nhé. Các bạn hãy nhớ like, share và comment để theo dõi những bài học tiếp theo của Elight. Tạm biệt và hẹn gặp lại!

Bài viết được công ty dịch thuật giá rẻ Việt Uy Tín chuyên cung cấp các dịch vụ thẻ tạm trú, giấy phép lao động, dịch thuật tiếng anh chuyên ngành... sưu tầm và chia sẻ. Chúng tôi rất vui khi được đồng hành trên con đường chinh phục tiếng anh của các bạn!

Bài 2: 5 Nguyên Tắc Vàng Khi Phát Âm

Xin chào các em! Chúng ta đã luyện tập 4 nguyên tắc nói tiếng Anh cơ bản để giao tiếp như người bản xứ đến đâu rồi nhỉ? Các em còn nhớ yếu tố đầu tiên là gì không? Đó chính là phát âm. Vậy làm thế nào để phát âm tròn trịa, chuẩn như người bản xứ? Hôm nay cô sẽ cung cấp cho các bạn 5 nguyên tắc vàng để làm được điều đó nhé. 

Nội dung video 5 nguyên tắc vàng khi phát âm

Nguyên tắc đầu tiên: Đảm bảo đọc đầy đủ các thành phần cấu tạo từ trong tiếng Anh.

Một từ trong tiếng Anh được cấu tạo từ những nguyên tố nào? Đó chính là phụ âm, nguyên âm đơn, nguyên âm đôi và có thể từ đó được kết thúc bằng phụ âm. Bên cạnh đó, việc phân biệt tất cả các âm này trong tiếng Anh rất loằng ngoằng và việc đọc nó đầy đủ để tạo ra được một từ đúng, phát âm chuẩn thì càng phức tạp hơn. Điều này đòi hỏi các em phải luyện tập bằng cách đọc từng từ một thật chậm và chắc để tránh sai sót và bị mất nhiều âm trong tiếng Anh .Hãy thử nghe ba từ sau đây :

Ex 1:

Cat : /Kæt/ -> 1 âm tiết

Colour: /’kÙl'/ -> 2 âm tiết

Beautiful: /’bju:tiʊl/ -> 3 âm tiết

3 từ này có lượng âm tiết rất khác nhau. Tuy nhiên, khi đọc dù dài hay ngắn, ta cũng phải đảm bảo tất cả các âm tiết ở những âm xuất hiện trong một từ được đọc ra một cách tròn trịa và rõ ràng.
Đọc đầy đủ các cấu tạo từ trong tiếng anh

Nguyên tắc thứ 2: Không được bỏ âm đuôi trong tiếng Anh.

Thông thường, khi nói tiếng Việt, chúng ta không bao giờ quan trọng việc phải đọc i âm đuôi của từ đó. Ví dụ như:“Tên tôi là Trang”, chẳng bao giờ lại đọc đọc nhấn mạnh từ Trang /ng/. Tuy nhiên, đây là mấu chốt khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Trong tiếng Anh, việc đọc âm đuôi được coi là sự bắt buộc, thể hiện ai đó đã đọc đúng một từ. Nếu không đọc âm đuôi, chúng ta không thể phân biệt được 3 từ trong ví dụ sau:

Ex2:

Nine : /nain/ -> số 9

Nice : /nais/ -> xinh đẹp

Night : /nait/ -> màn đêm

Nếu lược bỏ 3 âm đuôi đi sẽ cảm thấy nó khá lằng nhằng, phức tạp vì ta không thể phân biệt được số 9, xinh đẹp hay màn đêm. Điều đó cũng dẫn đến việc người nói chuyện với em sẽ không hiểu được em đang nói về điều gì. Vì vậy, việc đọc tất cả các phụ âm kết thúc của một từ trong tiếng Anh rất quan trọng. Hãy đọc một cách mượt mà và kết nối chúng lại với nguyên âm đứng trước đó, đừng tách rời ra. Trong ví dụ, chúng ta sẽ đọc :

Nice: /nias/ không phải nai sờ.

Nine: /nain/ không phải nai nờ.

Night: /nait/ không phải nai tờ.

Khi đọc âm đuôi này,các em phải có một tip hơi nhỏ, đọc như kiểu thêm một dấu nặng vậy. Nghe hơi kỳ quặc và không khoa học cho lắm nhưng đây là tip luyện tập về cách đọc âm đuôi trong tiếng Anh đấy các em ạ.

Nguyên tắc thứ 3 : Không đồng hóa tiếng Anh như tiếng Việt

Vì sao không đồng hóa tiếng Anh với tiếng Việt? Theo thói quen thì bấy kỳ từ tiếng Anh nào các em cũng nhìn nó, quan sát một lúc và xem có điểm nào hay phát âm giống tiếng Việt không để đọc từ đó.Kết quả ta sẽ có Coat : /k'ʊt/ thành /cốt/, Traade : /treid/ thành /trết/ hay /trây/.Vì sao lại như vậy? Đơn giản, trong tiếng việt có âm ô, ê và â thì mình sẽ có cốt,trết hay tray. Trong khi tiếng anh không hề có cái âm nào giống như trong tiếng việt cả và các từ đúng phải là Coat : /k'ʊt/ với âm /'ʊ/ và Trade : /treid/ với /ei/. Vì vậy, chúng ta phải học thuộc lòng tất cả các phiên âm quốc tế của tiếng Anh và đọc chúng một cách chuẩn sát nhất, không được đánh đồng tiếng Anh với tiếng Việt.

Bên cạnh đó, lỗi mà nhiều sinh viên Việt nam thường hay mắc phải đó là thêm dấu vào trong tiếng Anh.. Ví dụ như Job : /dóp/, Black: /Bờ lách/. Trong khi tiếng anh không hề có 5 dấu như tiếng việt là sắc, ngã, huyền, hỏi, nặng. Ở đây chỉ có sự chuyển nhịp trong các từ kết hợp với âm đuôi sẽ làm người nghe có cảm giác như đang thêm dấu nhưng thật ra không phải. Vì vậy, chúng ta phải cố gắng đọc đúng âm đuôi để tạo ra được nhịp điệu của từ đó mà không phải thêm dấu cho nó.
Nguyên tắc vàng khi phát âm

Nguyên tắc thứ 4: Không “Dùng cổ họng thấp để phát âm tiếng anh cao”

Nghĩa là khi học tiếng anh, các em hãy dùng cổ họng dưới (cổ họng thấp) của mình như sau:

Film : /film/

Từ này các em đọc lần đầu tiên với tông cao như đọc tiếng Việt , lần thứ 2 hãy đọc xuống tông dưới một chút mặc dù /i/ không phải là âm trong cuống họng nên chúng ta sẽ sử dụng cổ họng dưới.

Ví dụ: London: /’lʌndən/

Rõ ràng ở từ trước chỉ dùng cổ họng trên nói như tiếng việt nhưng với /’lʌndən/, chúng ta sẽ để chúng thấp xuống hơn một chút, nghe có vẻ giống như người bản xứ hơn rất là nhiều rồi đấy. Nguyên tắc cuối cùng mà chúng ta cần là trọng âm trong tiếng anh. Đây là một điều vô cùng quan trọng, nhưng vì bài hôm nay khá là dài nên cô sẽ tách phần trọng âm qua bài tiếp theo. Tạm biệt các em và hẹn gặp lại trong phần 2 bài 5 nguyên tắc vàng khi phát âm

Bài viết được công ty dịch thuật giá rẻ Việt Uy Tín chuyên cung cấp các dịch vụ thẻ tạm trú, giấy phép lao động, dịch thuật tiếng anh chuyên ngành... sưu tầm và chia sẻ. Chúng tôi rất vui vì được đồng hành trong con đường chinh phục tiếng anh của các bạn!

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Sự kỳ diệu của quyển từ điển

Chào các bạn! Có nhiều giáo viên có cách phát âm chuẩn, nhưng không phải tất cả các giáo viên đều như vậy. Các bạn không thể lúc nào cũng mong chờ người nước ngoài dạy cách phát âm đúng. Chính bản thân các bạn có thể giúp cho mình! Sử dụng từ điển mọi lúc, mọi nơi là cách giúp hình thành thói quen đọc các ký hiệu phiên âm quốc tế, từ đó giúp bạn phát âm tiếng anh giống với người bản xứ hơn. Nào, chúng ta cùng xem sự kỳ diệu của quyển từ điển như thế nào nhé.

Nội dung video Sự kỳ diệu của quyển từ điển

Các bạn có thể chọn một từ bất kỳ trong từ điển vào sau đó xem cách phát âm của từ đó. Nếu bạn đọc được từ đó chính xác thì chúc mừng bạn đã có cách phát âm hoàn hảo.
  • Ví dụ : doughnut /ˈdəʊnʌt/

tra từ điển tiếng anh
Tra từ điển tiếng Anh
Hãy sử dụng một quyển từ điển hoặc từ tiếng anh nào bạn nhìn thấy mà các bạn chưa từng học sau đó tra từ điển kiểm tra phiên âm sau đó đọc lại. Nếu trong 50 từ bạn đọc đúng được 80% thì OK! Còn đối với những từ mà trước giờ bạn không chắc chắn có đọc đúng hay không thì nên tra lại từ điển nhé!

Tôi muốn nhắc lại một lần nữa, chúng ta đã được học bảng ký tự phiên âm quốc tế, đã học cách phát âm của nguyên âm, phụ âm cũng như cách đánh vần bằng việc tra từ điển, nên tuyệt đối không nhìn chữ đoán cách đọc. Mặt chữ của tiếng anh không thể hiện cách đọc của nó. Hãy tạo thói quen đó và các bạn sẽ thấy có thể giáo viên đọc sai, từ điển chính là cách người nước ngoài dạy cho bạn cách phát âm chính xác nhất.
Học tiếng anh hàng ngày
Học tiếng Anh hàng ngày
Về tiếng anh hay bất cứ ngôn ngữ nào khác đều bao gồm 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Đối với một đứa trẻ đầu tiên nó phải nghe người lớn nói trước, rồi sau đó lặp lại các âm thanh nó nghe được, lâu dần hình thành ngôn ngữ. Nên một đứa trẻ nói năng lưu loát hay chửi tục nói bậy cũng là do môi trường sinh ra mà thôi. Bản chất của việc học một ngôn ngữ mới cũng vậy. Hy vọng qua bài học này các bạn đã tìm thấy được sự kỳ diệu của quyển từ điển.

Bài viết được nhóm dịch thuật tiếng anh chuyên ngành thuộc công ty dịch thuật giá rẻ Việt Uy Tín sưu tầm và chia sẻ. Chúc các bạn thành công!

Cách đọc Bảng chữ cái tiếng Anh

Chào các bạn! Các bạn có nhớ được tên của một người nước ngoài không? Bạn đánh vần những từ đó như thế nào? Đến với bài học Cách đọc Bảng chữ cái tiếng Anh chúng ta sẽ giải quyết những vấn đề trên!


Nội dung video Cách đọc Bảng chữ cái tiếng Anh

Những cái tên phổ biến như David, Maria, Jones thì các bạn có thể hình dung một phần, còn cái tên của họ là những tên khó nhớ như Chourch thì làm sao các bạn đọc đúng, khi đó học sẽ đánh vần cho các bạn. Nếu như các bạn không nghe được bảng chữ cái tiếng Anh thì làm sao các bạn có thể ghép chữ cái thành tên họ được? Nếu các bạn đánh vần tiếng anh không chính xác thì làm sao bạn diễn tả được cái chữ mà các bạn muốn nói mà trong lúc họ không hiểu là chữ gì? Ý tôi ở đây là bảng chữ cái Alphabet này rất là quan trọng.
đọc bảng chữ cái tiếng Anh
Bảng chữ cái tiếng Anh
Can you say the alphabet? ( Bạn có thể nói bảng chữ cái alphabet được hay không?)

/kæn ju: seɪ ði: ælfəbɪt?/

A          B          C          D          E

/eɪ/      /bi:/      /si:/       /di:/       /i:/

F          G          H          I            J

/e∫/     /dʒi:/     /eɪt∫/     /ai/       /dʒeɪ/

K          L          M          N          O

/keɪ/    /el/       /em/      /en/       /oʊ/

P          Q          R          S          T

/Pi:/    /kju:/     /a:/        /es/      /ti:/

U          V        W         X          Y

/Ju:/     /vi:/  /ˈdʌblju:/ /eks/    /wai/

Z

/Zi:/

Các từ trong bảng ký tự alphabet này phát âm không giống nhau, nếu các bạn phát âm giống nhau chứng tỏ các bạn đã bị sai, nếu các bạn nghe không được là do các bạn đọc không đúng. Và bây giờ các bạn hãy lắng nghe tôi đọc và hình dung trong đầu mình có xuất hiện chữ mà tôi đọc hay chưa?

Nếu tôi đọc mà các bạn chưa hình dung được chữ thì sau này khi các bạn nghe sẽ không biết chữ đó là chữ nào! Tập thói quen nghe âm thanh để não bộ ghi nhận và hình thành ra hình ảnh ra các chữ đó để sau này khi một người nào đó đánh vần chữ hoặc tên của họ mình biết chữ đó là chữ gì để mình tập từ từ, bảng chữ cái alphabet này hết sức quan trọng trong tiếng Anh cho nên các bạn đừng có xem nhẹ nó.

Hãy đọc nhiều lần bảng chữ cái này để hình thành một thói quen cho não nhé các bạn!
đọc bảng chữ cái tiếng Anh
Luyện phát âm tiếng Anh
Bài viết Cách đọc Bảng chữ cái tiếng Anh được sưu tầm và chia sẻ từ công ty dịch thuật giá rẻ Việt Uy Tín (chuyên cung cấp thực hiện thẻ tạm trú, giấy phép lao động, dịch thuật tiếng anh chuyên ngành…). Chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ nếu gặp khó khăn hãy tìm liên hệ với chúng tôi. Chúc bạn thành công!

42 Ngày Phát Âm Tiếng Anh Bài 3 - Âm /ɑ/, /eə/, /eɪ/ Trong Tiếng Anh

Nếu không biết cách phát âm chuẩn, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi học các kỹ năng khác, đặc biệt là trong tiếng anh giao tiếp. Bởi vì cho dù bạn có nhiều từ vựng như thế nào hoặc giỏi ngữ pháp ra sao người khác cũng khó lòng nhận ra được điều bạn đang nói là gì. Và bạn cũng không thể nghe rõ ràng điều người khác muốn trình bày là gì. Mời các bạn cùng xem video 42 ngày phát âm tiếng Anh.

Nội dung video 42 ngày phát âm hiệu quả  P.35, 36, 37, 38

1.Âm /ɑ/

Sau đây là một số ví dụ, các bạn xem video để phát âm và cảm nhận
  • Hot
  • Far
  • Shop
Hầu hết các bạn không gặp vấn đề gì khi phát âm này
  • Often
  • Always
  • Art

2.Âm /eə/

Sau đây là một số ví dụ, các bạn xem video để phát âm và cảm nhận
  • Hair
  • Care
  • Chair
Âm này luôn luôn có chữ ‘r’ đi kèm, không phải các nhà ngữ học đều thống nhất với nhau về cách phân biệt nguyên âm.Theo một số, âm này không khác gì âm /e/
  • Air
  • Airplane
  • Arrogant
  • Are you scared of bears?
  • I don’t care about millionaires.
  • I rarely compare my parents.

Phát âm hiệu quả 

3.Âm /eɪ/

Sau đây là một số ví dụ, các bạn xem video để phát âm và cảm nhận
  • Face
  • Say
  • Name
Khá nhiều bạn bị nhầm về âm này và âm /e/. Bạn nên nhớ âm /e/ ngắn hơn âm /ei/ bạn xem video để thấy sự khác biệt của chúng.
  • Let /e/
  • Late /ei/
  • Let me go
  • He’s late
  • Age
  • Able
  • Ache
  • It’s a good day to play.
  • We’re waiting for the rain to stop.
  • I have to explain why I was late.

4.Âm /ɔɪ/

Sau đây là một số ví dụ, các bạn xem video để phát âm và cảm nhận
  • Toy
  • Join
  • Choice
Âm này khá giống âm ‘ôi’ trong tiếng Việt như là
  • Oil
  • Royal
  • Coin
  • That new toy is noisy.
  • My little boy enjoys singing.
  • Our new employee is from Illinois.
Luyện phát âm /ɔɪ/ 

Qua bài 42 ngày phát âm tiếng anh này, các bạn có thể nhớ và đọc được hết các từ có phiên âm như vậy trong tiếng anh rồi chứ? Nếu bạn chưa cảm thấy tự tin lắm thì hãy làm thêm một số bài tập của phần này, như thế bạn sẽ học hiệu quả hơn.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào thì có thể liên công ty dịch thuật giá rẻ Việt Uy Tín. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong dịch thuật tiếng Anh chuyên ngành sẵn sàng hỗ trợ trong việc phát âm tiếng Anh. Chúc các bạn thành công!

42 Ngày Phát Âm Tiếng Anh Bài 4 - Âm /əʊ/, /ɪə/, /aɪ/ Trong Tiếng Anh

Chào các bạn! Bài học phát âm tiếng Anh hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách phát âm 4 nguyên âm /əʊ/ /ɪə/ /aɪ/ /aʊ/. Để học bài này có hiệu quả cao thì các bạn chú ý lắng nghe, theo dõi tôi đọc chuẩn các từ có trong video. Bạn có thể làm thêm một số bài tập mà tôi đã giới thiệu trong nhóm, như thế bạn sẽ nhớ và quen hơn với cách đọc các phiên âm này.

Nội dung video 42 ngày phát âm tiếng Anh P.39, 40, 41, 42

1.Âm /əʊ/

Âm này tương tự âm ‘ô’ trong tiếng Việt nhưng trong tiếng anh nó ngắn hơn, khi nói mình mở miệng rộng một chút rồi thu nhỏ lại để kết thúc âm
  • Open
  • Only
  • Over
  • Joe wants to be alone.
  • He won’t smoke those cigarettes.
  • I think it’s going to snow tomorrow.

2.Âm /ɪə/

Sau đây là các ví dụ, các bạn xem video để lắng nghe và cảm nhận
  • Here
  • Peer
  • Clear
Luyện phát âm tiếng Anh với âm /ɪə/ 
Âm này luôn luôn có chữ ‘r’ đi kèm, theo một số nhà nghiên cứu âm này không khác gì âm ‘i’
  • Ear
  • Irritation
  • Irresponsible
  • This beer is too clear.
  • He has a career as an engineer.
  • She volunteered to work in Nigeria.

3.Âm /aɪ/

Sau đây là các ví dụ các bạn xem video để nghe phát âm và cảm nhận
  • Like
  • Find
  • Quite
Âm này khá giống âm ai trong tiếng Việt như:
  • Chai
  • Tương lai
  • Island
  • Eyebrow
  • Ice
  • I feel shy tonight.
  • He finally replied to me.
  • They’re fighting behind the school.
Phát âm chuẩn tiếng Anh

4.Âm /aʊ/

Sau đây là các ví dụ, các bạn xem video để nghe phát âm và cảm nhận
  • Around
  • Mountain
  • Crowd
Khi nói âm này, mình mở miệng rộng một chút rồi thu nhỏ lại để kết thúc âm và âm này bạn mở miệng rộng theo chiều ngang.
  • Out
  • Hour
  • Owl
  • There’s a brown cow.
  • I heard the sound of a mouse.
  • Our teacher is Dan Hauer.
Qua bài học phát âm tiếng anh này, các bạn có thể nhớ và đọc được hết các từ có phiên âm như vậy trong tiếng anh rồi chứ? Nếu bạn chưa cảm thấy tự tin lắm thì hãy làm thêm một số bài tập của phần này, như thế bạn sẽ học hiệu quả hơn.

Với những chia sẻ từ bài viết do nhóm dịch thuật tiếng Anh chuyên ngành thuộc công ty dịch thuật giá rẻ Việt Uy Tín hy vọng các bạn thường xuyên luyện tập để nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.

 

VỀ CHÚNG TÔI

Du học TinEdu là công ty thành viên của TIN Holdings - thương hiệu lớn, uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn du học. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề, Chúng tôi đã tư vấn và thực hiện thành công hàng ngàn hồ sơ cho du học sinh toàn quốc.

VĂN PHÒNG TP.HCM

Địa chỉ: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q. Phú Nhuận

Điện thoại: 1900 633 379

Hotline: 0948 748 368

Email: cs@tinedu.vn

 

VĂN PHÒNG ĐÀ LẠT

Điện thoại: 1900 633 379

Hotline / Zalo / Viber: 0948 748 368

Email: cs@tinedu.vn

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

Địa chỉ: P.608, Tầng 6, 142 Lê Duẩn, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 1900 633 379

Hotline / Zalo / Viber: 0948 748 368

Email: cs@tinedu.vn

 

VĂN PHÒNG ĐẮK LẮK

Địa chỉ: 55 Lý Thái Tổ, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Điện thoại: 1900 633 379

Hotline: 0941 37 88 33

Email: cs@tinedu.vn

LIÊN KẾT