Mời các bạn cùng Blog
học tiếng Anh hiệu quả tiếp tục tìm hiểu về quá trình “tiếp nhận” nhé.
Tổng quan về công trình nghiên cứu NA giúp học tiếng anh hiệu quả hơn (Phần 2):
Phương pháp “lặp cưỡng bức” là quá trình lặp lại những cấu
trúc văn nói chuẩn bản xứ cần thiết trong giao tiếp để tạo dựng “hệ ngôn ngữ tiềm
ẩn”. Hơn hẳn hệ ngôn ngữ tự nhiên của một em bé vì nó còn thông qua quá trình
chọn lọc có hiểu biết và định hướng. Khi được hướng dẫn “khai thông” thông qua
“kỹ năng giao tiếp”, hệ ngôn ngữ tiềm ẩn sẽ kết nối lô-gic với kiến thức và
kinh nghiệm của từng người để truyền đạt thành lời nói.Như vậy bạn sẽ có phương pháp học tiếng Anh hiệu quả hơn.
Quá trình “tiếp nhận ngôn ngữ” cũng sẽ hình thành nên “quán
tính”. Lưu ý 1 điều rằng, những từ, câu hay âm sai mà chúng ta đang sở hữu cũng
do quá trình đọc, nói, nghe không đúng. Hãy nhớ lại thời gian đầu học một từ mới,
thật khó để đọc một cách chính xác. Nhưng dần dần, khi đã xác định một kiểu đọc
mà mình cho là đúng và cứ duy trì đọc và nói liên tục, thì một quán tính đã dần
được hình thành. Nhưng nếu xác định ngữ âm ngữ điệu sai, đồng nghĩa với việc tạo ra một quán tính sai.
|
Học tiếng Anh hiệu quả |
Khi quán tính hình thành, có nghĩa là tiềm thức đã được kích
hoạt, điều khiển quá trình “tự so khớp” (Auto Matching) với những gì đã thấy hoặc
nghe được. Sau đó sẽ báo cho não bộ những
thông tin phản hồi cần thiết mà không cần sử dụng bộ nhớ. Nhờ vậy, người học có
thể chuyển đổi từ hình thức suy nghĩ và tìm kiếm trong bộ nhớ sang hình thức
quán tính – có thể bật nhanh thành lời nói trong khi bộ não còn mãi mê tìm kiến
thức cho những gì cần diễn đạt bằng ngôn từ.
Tương tự như việc chúng ta lái xe.
Thời gian đầu học lái, chúng ta phải tập trung tinh thần rất cao độ mà việc lái
xe vẫn không theo ý muốn. Khi mọi thứ đã
trở thành quán tính, có lúc chúng ta vừa lái xe, vừa suy nghĩ miên man mà xe vẫn
được điều khiển ổn định. Đó là quá trình tiềm thức điều khiển hành động.
|
Học tiếng Anh cũng cần phải tạo ra quán tính tương tự như việc học lái xe vậy. |
Chúng ta đôi khi cũng chọn cách là học “chay”. Chúng ta chỉ
cần lặp lại một câu nào đó khoảng 15-20 lần. Nhưng thuộc lòng như thế chỉ giúp
chúng ta nhớ được trong phạm vi khoảng vài tuần lễ rồi quên sạch sành sanh. Nếu
đã quên bài học hay chỉ nhớ mơ hồ thì bạn không có cách nào chắc chắn khi nghe
và hoàn toàn không có cách nào chọn đúng câu từ để nói trong tích tắc được. Tuy
rằng trong khi viết hay dịch có sự gợi ý của từ điển và có thời gian suy nghĩ. Nhưng khi nghe hoặc nói thì lại không có được
như vậy.
Hơn nữa, phương pháp học hiện thời khiến cho người học sử dụng
văn hoá tiếng mẹ đẻ để hình thành câu từ và chuyển dịch sang ngôn ngữ bản xứ -
tạo ra một kiểu “nhà quê lên tỉnh” mới (trong một trường hợp cụ thể, người Việt
nói một câu hoàn toàn khác, dùng từ hoàn toàn khác với người bản xứ) và một sự
khác biệt đến xa lạ về văn hoá mặc dù sử dụng chung một ngôn ngữ với người bản
xứ nên không ai hiểu ai.
Bản chất của ngôn ngữ là bắt chước, không phải suy nghĩ, động
não. Chúng ta không thể học các câu, từ một cách riêng lẻ rồi tư duy lắp ghép
theo dạng “râu ông này cắm cằm bà nọ”. Chúng ta phải “tiếp nhận” đủ cụm từ cần
thiết, đủ cấu trúc cần thiết để hình thành “hệ ngôn ngữ tiềm ẩn” và phải thông
qua quá trình “khai thông” mới có thể chuyển được thành lời nói.
Đến đây tạm ngưng về quá trình “tiếp nhận” của phương pháp
NA. Các bạn hãy đón xem phần tiếp theo cùng với Blog học tiếng Anh hiệu quả nhé. Tìm hiểu thêm về Dịch thuật tiếng anh nguồn Công ty dịch thuật (Công ty Việt Uy Tín).