Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Bài 8 - 5 Điều Khó Hiểu Ở Việt Nam

Các bạn biết chứ, trong 2 năm rưỡi mình ở Việt Nam, mình đã tìm hiểu về rất nhiều điều mới, nói tiếng Việt này, đá cầu này, đi xe máy trong tình trạng giao thông điên rồ này. Nhưng ở Việt Nam còn 5 cái mình không thể hiểu, mặc dù mình đã rất cố gắng. Và bây giờ mình xin giới thiệu, có lẽ các bạn thấy chủ đề này hơi tiêu cực nhưng mình xin thề là một hôm nào đó mình sẽ làm một video nói về những cái ở Việt Nam mà mình mong muốn nước mình làm theo. Trong video này mình nói tiếng Anh

Nội dung video 5 điều khó hiểu ở Việt Nam

1. Mời cả nhà ăn cơm

Người nước ngoài cảm thấy rất bối rối khi chứng kiến một bữa ăn Việt Nam bắt đầu. “Con mời ông bà ăn cơm”, “con mời bố mẹ ăn cơm”, “cháu mời cô bác ăn cơm”, “cháu mời cô chú ăn cơm”… Trong hai năm rưỡi mình ở đây, mình đã tìm hiểu rằng phong tục này chỉ là một cách để người trẻ thể hiện sự tôn trọng với người nhiều tuổi hơn.

Và mình cũng hiểu rằng các phong tục chỉ là các phong tục. Thỉnh thoảng chúng ta không biết chúng bắt nguồn từ đâu hoặc không hiểu vì sao chúng có hình thức như vậy hay chúng ta chỉ làm theo thôi. Nhưng điều vẫn khiến cho mình khó hiểu phong tục này là việc sử dụng từ mới-“invite”. Ở phương Tây, bọn mình thường mời người khác khi đã làm một việc nào đó cho họ. Ví dụ: Tôi đã pha nước chanh, tôi muốn mời bạn uống. Đúng không? Mình nhớ là mình đã bối rối lắm khi lần đầu tiên người khác giải thích cho mình về phong tục mời người già hơn ăn cơm.

Vậy là đứa trẻ ấy mời mẹ nó ăn cơm à? Nhưng mẹ nó đã làm tất cả. Cô ấy đã đi làm để kiếm tiền, cô ấy đã mua thức ăn, đã nấu nướng và đã bày đồ ăn trên bàn, còn đứa trẻ ấy chỉ chơi game suốt ngày. Ừ, chính xác, đây là lý do vì sao nó phải mời mẹ nó ăn cơm. Theo quan điểm của người phương Tây, lẽ ra việc này nên ngược lại – người già mời người trẻ ăn cơm, và người trẻ đợi cho đến khi được mời mới bắt đầu ăn. Sau đây là chuyện mình hình dung sẽ diễn ra nếu mình mời mẹ mình cơm. Và các bạn cứ tưởng tượng gia đình mình nói tiếng Việt đi.

Văn hóa mời ăn cơm

2. Lo an toàn không đúng lúc, đúng chỗ

Đây là một điều mình thấy sốt ở Việt Nam, hình như ở đây có nhiều người lo an toàn trong rất nhiều trường hợp ”Đừng ăn cam đó, mày mà ăn là sớm đi gặp các cụ đấy”. Và thỉnh thoảng họ lo an toàn ở vài trường hợp vô căn cứ “Đừng uống nước đá sẽ bị đau họng đấy”. Nhưng nếu hỏi họ một câu hỏi như sau: “Nếu không bị bắt buộc bạn có đội mũ bảo hiểm không?” thì mình nhận câu trả lời như sau: “Đội làm gì, đi thôi!”

3. Nhai vô duyên, dùng tăm tế nhị

Cái này không áp dụng cho tất cả mọi người Việt Nam, và thậm chí không phải đa số, nhưng mình cũng thấy nhiều người ở đây ăn kiểu như thế này: Nhai chóp chép, phát ra tiếng. Ở bên mình, ăn như kiểu vừa rồi bị coi là khá bất lịch sự. Bọn mình coi cách ăn sau đây là lịch sự: Nhai từ tốn, không phát ra tiếng. Nhưng mình có thể chấp nhận sự khác biệt này giữa hai văn hóa. Mỗi văn hóa có một cách cư xử lịch sự riêng ở bàn ăn.

Với một số văn hóa, việc nói nhiều khi ăn bị coi là bất lịch sự. Với nền văn hóa khác, ăn hết mọi thứ trên đĩa của mình bị coi là bất lịch sự. Vậy là khi mình thấy người Việt ăn với miệng mở, mình không thích, nhưng mình cố gắng không nhận xét họ. Nhưng mình không thể hiểu là mình hay thấy những người ăn một cách xỗ sàng nhưng khi ăn xong, họ lại dùng tăm một cách kín đáo, tế nhị.

Cái gì? Họ thấy ngại về việc lấy một chút đồ ăn kẹt vào răng, dù ngay trước đó họ đã để lộ cả miệng đầy đồ ăn à? Việc nhai mở miệng chắc chắn là điều khó chịu hơn. Với mình, giống như đi vệ sinh trong bồn rửa bát, rồi xin phép vào phòng vệ sinh để xì hơi.

4. Album ảnh kiểu Tây

Mình còn nhớ lần đầu tiên xem album ảnh cưới ở đây. Mình đã qua nhà hàng xóm chơi, và cô ấy có album từ đám cưới của con trai cô ấy. Mình mở nó ra và tất cả mọi thứ đều viết bằng tiếng Anh, từ chữ đầu đến chữ cuối. Mình đã biết cả gia đình cô ấy không biết viết tiếng Anh, cho nên mình hỏi bằng tiếng Việt “Gia đình cô có hiểu không?” Và cô ấy trả lời “Tất nhiên là không.” Từ khi ấy mình đã xem vài album nữa, và chúng cũng viết bằng tiếng Anh.

Hình như ở đây album nào cũng thế. Thế tại sao gia đình Việt Nam không biết tiếng Anh một chút nào mà chọn album cưới bằng tiếng Anh thay vào tiếng Việt? Có phải tiếng Anh được cho là hay hơn không? Có phải tiếng Anh được cho là lãng mạn hơn không? Có phải người ta nghĩ nó là một biểu tượng của đẳng cấp, kiểu như … “Tiếng Việt đơn giản không xứng đáng với lễ cưới của chúng ta. Phải có tiếng Anh”. Album ảnh viết bằng ngôn ngữ mà cả gia đình có thể hiểu được, ý nghĩa hơn đúng không? Để mình cho các bạn biết, chắc chắn là nó sẽ ý nghĩa hơn vì nhiều khi tiếng Anh trong các album đó không có ý nghĩa gì cả.

Lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả, những cái không có ý nghĩa trong văn cảnh album cưới … Mình đã xem một album có một bài bên cạnh bức ảnh tuyệt vời về cô dâu và chú rể và bài ấy không phải bài thơ, không phải bài hát, mà là một bài tiểu sử của một nhiếp ảnh gia Hàn Quốc, mà mình đoán là người làm album đã lấy từ một trang web nào đấy. Trước khi trở thành nhiếp ảnh gia, Jin-Young Lee có tiếng tăm trong công việc của ông ta về lĩnh vực làm phim heo tại Busan.
Điều khó hiểu ở Việt Nam - Album theo kiểu Tây

5. Tội phạm thời trang

Mình không thể hiểu những đàn ông mình thấy xung quanh Hà Nội mặc quần Tây đen hoặc xám lại đi tất trắng. Ở bên mình, đa số người hiểu rằng khi mặc quần đẹp, thì chúng ta nên phối hợp màu của tất với màu của quần ấy. Quần xanh nước biển, tất xanh nước biển, quần xám đi với tất xám. Vậy vấn đề của những đàn ông ấy là sao? Mình không biết, vì mình hơi ngại hỏi: “Vì sao bạn mặc tất trong ngố thế?” Có thể chỉ là ở Việt Nam, phong cách phổ biến là đi tất trắng kèm với quần đen.Có thể việc ấy được coi là thật ngầu, hợp thời trang, và mốt mới. Trường hợp ấy thì …thời trang là thời trang.

Không thể giải thích được 5 điều khó hiểu đó. Hoặc có lẽ đi tất đen kèm với quần đen là phong cách phổ biến ở Việt Nam, giống ở nước mình. Nhưng những đàn ông đi tất trắng không biết được điều đấy và không nhận ra tất trắng trông xấu đến mức nào. Trường hợp ấy thì … các quý ông ơi hãy nhìn chúng đi. Hoặc có thể, chỉ có thể thôi, nhưng đàn ông ấy biết rằng phong cách phổ biến là đi tất đen kèm quần đen nhưng họ chẳng quan tâm. Họ tự do. Họ muốn làm theo ý mình thôi. Trường hợp ấy thì … tốt thôi. Tùy họ. Mình không biết câu trả lời là gì nhưng mình chỉ muốn nói là nếu ăn mặc theo cách ấy ở bên mình thì công an thời trang sẽ bắt bạn ngay lập tức.

Bài viết được sưu tầm và chia sẻ bởi nhóm dịch thuật công chứng thuộc công ty dịch thuật giá rẻ Việt Uy Tín. Mọi thắc mắc các bạn cần được hỗ trợ và tư vấn thì hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi. Với những nhân viên nhiệt tình và có kỹ năng trong tiếng Anh chuyên sẽ giúp bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn thành công!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

VỀ CHÚNG TÔI

Du học TinEdu là công ty thành viên của TIN Holdings - thương hiệu lớn, uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn du học. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề, Chúng tôi đã tư vấn và thực hiện thành công hàng ngàn hồ sơ cho du học sinh toàn quốc.

VĂN PHÒNG TP.HCM

Địa chỉ: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q. Phú Nhuận

Điện thoại: 1900 633 379

Hotline: 0948 748 368

Email: cs@tinedu.vn

 

VĂN PHÒNG ĐÀ LẠT

Điện thoại: 1900 633 379

Hotline / Zalo / Viber: 0948 748 368

Email: cs@tinedu.vn

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

Địa chỉ: P.608, Tầng 6, 142 Lê Duẩn, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 1900 633 379

Hotline / Zalo / Viber: 0948 748 368

Email: cs@tinedu.vn

 

VĂN PHÒNG ĐẮK LẮK

Địa chỉ: 55 Lý Thái Tổ, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Điện thoại: 1900 633 379

Hotline: 0941 37 88 33

Email: cs@tinedu.vn

LIÊN KẾT