Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Luyện phát âm tiếng Anh theo phương pháp đọc tách ghép âm

Chào các bạn, từ trước đến nay, việc phát âm tiếng Anh là khó khăn nhất đối với người Việt chúng ta. Cho dù chúng ta học với ai, giáo viên nước ngoài hay là trong nước, học bao nhiêu lâu, học bao nhiêu trường rồi cuối cùng chúng ta vẫn không phát âm tiếng Anh được. Đến nỗi hầu hết các chuyên gia đều cho rằng người Việt không thể nói tiếng Anh giọng bản xứ được và đưa ra rất nhiều lý do, tôi cho rằng đó là bệnh tìm lý do để ngụy biện tại sao mình thất bại. Trong khi đó, cũng là người Việt nhưng nếu sống từ nhỏ hoặc sinh ra ở Anh hay ở Mỹ thì nói tiếng Anh hoàn toàn giống với giọng Anh Mỹ. Thế thì đâu phải là người Việt chúng ta không làm được mà là do chúng ta không biết cách làm hay nói đúng hơn là chưa từng có một giáo viên hay một công cụ nào đó có thể dạy cho chúng ta cách phát âm và nói tiếng Anh bằng giọng bản xứ.


Nội Dung Video Luyện phát âm tiếng Anh theo phương pháp đọc tách ghép âm

Hôm nay tôi xin chia sẽ cho các bạn một phương pháp học cách phát âm đó là luyện phát âm tiếng Anh theo phương pháp đọc tách ghép âm. Phương pháp này giúp cho các bạn nhận biết rõ từng âm trong tiếng Anh được phát chính xác như thế nào và cách mà chúng kết hợp với nhau, cụ thể là cách một nguyên âm trong một từ kết hợp với phụ âm đứng trước và sau nó để hình thành nên âm của từng từ.

Trong tiếng Anh có khoảng từ 45 đến 52 âm trong đó có 21 nguyên âm. Đối với một từ nguyên âm đóng vai trò chính vì không có nguyên âm thì không thể đọc thành từ, khi phát nguyên âm phải phát rõ ràng, chính xác âm, độ dài ngắn của âm, độ mạnh nhẹ của âm, thì người nghe sẽ nhận ra được nguyên âm ngay mà không nhầm lẫn, nếu phát sai nguyên âm thì từ bạn nói sẽ thành từ khác và người nghe không có cách gì nhận ra được, nếu bạn nghe từ đó do chính người bản xứ phát ra thì bạn cũng sẽ không nghe được vì nguyên âm quá khác so với âm mà bạn biết.

Phát âm tiếng Anh
Phương pháp đọc tách ghép âm
Tôi lấy một vài ví dụ về sự khác biệt nguyên âm dẫn đến việc cùng là người Việt Nam, nói tiếng Việt nhưng chúng ta lại không hiểu nhau. Ở Quảng Nam người ta gọi “xe đạp” là “xe độp” thì lần đầu tiên tôi nghe thì không hiểu đó là loại xe gì, hỏi ra mới biết đó là xe đạp. Giờ tôi đố các bạn cụm từ này có nghĩa là gì: ba bốn bữa tém một bữa, thường thì mọi người hiểu câu này là “ba bốn bữa tắm một bữa”. Nhưng đó là chất giọng ở đâu đó hay là ở Bình Định và người ta đang cho bạn số điện thoại của họ đấy, đó là “ba bốn bảy tám một bảy”. Các bạn thấy không, nếu phát âm khác nguyên âm thì không có cách gì chúng ta nhận ra mặc dù đối với tiếng Việt, chúng ta là người bản xứ và có một bụng tiếng Việt mà vẫn không hiểu họ nói gì .

Hãy tưởng tượng thêm là một người sống ở miền Tây Nam Bộ mà ra xứ Huế thì họ có trò chuyện với nhau một cách bình thường không, tôi đoán chắc rằng cả hai bên đều không hiểu họ nói gì. Tôi từng chứng kiến một vài em gái phục vụ quán cơm ở Hà Nội nói chuyện với các anh trai miền tây rằng em chả hiểu bác nói gì. Đó là tầm quan trọng của nguyên âm trong một từ. Chúng ta buộc phải phát âm đúng nguyên âm thì mới hiểu người bản xứ nói gì và ngược lại khi họ nói chúng ta cũng sẽ nhận ra từ chúng ta biết dễ dàng, kế đến là cách nguyên âm kết hợp với phụ âm đứng trước, sau hoặc cả hai để tạo thành âm của từ, việc kết hợp này sẽ sinh ra một loại âm nữa đó là tổ hợp âm.

Khi bạn học cách phát âm đúng tổ hợp âm thì có thể phát đúng tất cả các từ có dùng tổ hợp âm này, đó là cái lợi của việc học cách phát âm theo tổ hợp âm. Trong tiếng Việt có học cách đánh vần nhưng cách đánh vần này cũng rất sơ khai trong việc ghép âm, nếu chưa thử lần nào, bạn hãy thử mời một bạn nước ngoài đọc chữ “nguyễn” tiếng Việt và vận dụng kiến thức ráp vần tiếng Việt để dạy cho họ cách phát âm chữ đó xem sao. Hoàn toàn không khả thi, vì cơ bản cách ráp vần tiếng Việt chỉ là cách đọc từng vần riêng lẽ rồi cuối cùng đọc chính từ đó chứ không phải là cách ráp vần.
phát âm tiếng anh
Luyện phát âm tiếng anh giọng bản xứ
Để tôi phân tích từ “nguyễn” cho các bạn xem, đầu tiên là đọc “u” kế đến là “y”, sau đó là “ê” và “n”, đó là bốn âm riêng lẻ, sau đó đọc toàn bộ âm của vần “uyên” mà không biết làm sao để một người nước ngoài có thể ráp được bốn âm kia để nói được chữ “uyên”. Hầu như những người bạn nước ngoài đều không phát được chữ này, họ không biết phải bắt đầu chu môi, uốn lưỡi, phát ra âm gì rồi từ phụ âm chuyển sang âm chính ra sao. Người Việt chúng ta đối với tiếng Anh cũng như thế, chúng ta chỉ học phát âm tiếng Anh dựa vào tiếng Việt, nghĩa là khi học một âm chúng ta đều liên tưởng xem âm này giống âm nào trong tiếng Việt và làm theo.

Đó là cách dạy và học bấy lâu nay và vẫn còn tồn tại cho đến bây giờ, nhưng tiếc rằng trong hệ thống âm của tiếng Anh hầu như không có bất kỳ âm nào giống như âm của tiếng Việt, chính vì thế chúng ta nói tiếng Anh bằng âm tương đương trong tiếng Việt chứ chưa bao giờ phát đúng âm tiếng Anh cả, bởi vậy việc người Việt không thể nói tiếng Anh giọng chuẩn là sai lầm vì chúng ta có bao giờ học đúng đâu mà làm đúng.

Tôi lấy ví dụ một số âm tiêu biểu và một số từ tiêu biểu để giúp các bạn hiểu rõ về phương pháp đọc tách ghép âm và cách phát âm đúng như thế nào, ví dụ như từ down /daʊn/, trong đó âm /aʊ/ kết hợp với âm /n/ đứng sau nó và âm /d/ đứng trước nó, việc ghép âm với phụ âm đứng trước tương đối dễ nên tôi sẽ kết hợp với âm đứng sau trước, nghĩa là dùng âm /aʊ/ là nguyên âm kết hợp với âm /n/ đứng sau để hình thành tổ hợp âm /aʊn/, lưu ý là tổ hợp âm này hoàn toàn không có trong tiếng Việt nên hầu hết người Việt chúng ta bỏ âm /n/ cuối. Âm /aʊ/ là nguyên âm đôi gồm hai nguyên âm đơn, âm này đọc như là chữ “a” kết hợp với chữ “u” trong tiếng Việt, môi chu ra tạo thành vị trí âm /ʊ/. Nguyên tắc phát âm trong tiếng Anh là phát từng âm đơn lẻ trong cùng một hơi để tạo thành âm của từ. Bây giờ kết hợp với âm /n/ phía sau: aʊ…n…nờ /aʊn/.

Khi phát âm /aʊ/ kết hợp với âm /n/ là đã hình thành nên một tổ hợp âm /aʊn/ mà bất kỳ từ nào dùng tổ hợp âm này thì bạn cũng có thể phát âm đúng. Giờ kết hợp với phụ âm đứng trước là /d/ để tạo thành từ “down”. Âm /d/ trong tiếng Anh khác với âm /đ/ trong tiếng Việt, nếu âm /đ/ trong tiếng Việt dùng đầu lưỡi chạm vào phần tiếp giáp giữa phần lợi của hàm răng trên với phần ngạt để tạo thành âm /đ/ tiếng Việt, còn âm /d/ tiếng Anh là dùng nguyên mặt trên của đầu lưỡi chạm vào phần ngạt cứng bên trên vòm miệng để tạo thành âm /d/, sau khi ghép lại tạo thành âm /daʊn/. Một số ví dụ về tư chứa âm /aʊn/: tawn /taʊn/, sound /saʊnd/, found /faʊn/,…

Tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách để ứng dụng phương pháp đọc tách ghép âm này vào một số từ mà chúng ta dễ sai nhất, như từ “time” /taɪm/, từ này có nguyên âm là /aɪ/ kết hợp với phụ âm /m/ đứng sau nó để tạo thành tổ hợp âm là /aɪm/, nên nhớ tổ hợp âm /aɪm/ này hoàn toàn không có trong tiếng Việt cho nên khi chúng ta phát âm /aɪm/ hoặc là bỏ âm /m/ phía sau nó hoặc là biến âm giữa thành một âm khác giống như tiếng Việt hơn để nói mà không biết rằng chúng ta bị sai. Ví dụ cho từ time: What time is it?, I don’t have time. Chúng ta hãy biến âm /aɪ/ thành âm /a/ để cho giống chữ “tham” tiếng Việt. Khi chúng ta phát được âm /aɪm/ rồi thì hoàn toàn tất cả mọi từ dùng tổ hợp âm /aɪm/ đều có thể phát âm chính xác. Ví dụ như prime /praɪm/, crime /kraɪm/.

Tiếp theo một tổ hợp âm khác là /aɪn/, nó ứng dụng trong từ fine /faɪn/ (Ví dụ: How are you? I’m fine), khi phát được âm /aɪn/ thì hoàn toàn có thể đưa âm /aɪn/ vào các từ khác dễ dàng như là line /laɪn/ (The line is busy all the time), mine /maɪn/.

Hoặc một cặp âm khác mà người ta hay nhầm lẫn và định nghĩa cũng rất là mơ hồ, đó là định nghĩa “i ngắn” và “i dài”. Âm /ɪ/ nó giống như từ “ia” trong tiếng Việt nhưng phát cực kỳ ngắn, nhẹ, nhanh, ví dụ: sit /sɪt/ (please sit down), trong khi âm /i:/ để kết hợp với từ seat /si:t/ (Take a seat). Ví dụ một cặp từ khác: ship /∫ɪp/ và sheep /∫i:p/. Một cặp từ khác: slip /slɪp/ và sleep /sli:p/.

Một âm khác mà tôi nghĩ là lạ lẫm khi trước giờ các bạn học tiếng Anh trong nước là một âm ngừng hơi bất thình lình trong cổ họng và sau đó bật lại đường mũi. Ví dụ: didn’t /ˈdɪd(ə)nt/. Trong khi miệng vẫn giữ vị trí của âm /d/ thì hơi bật ra theo đường mũi tạo thành /ˈdɪd(ə)nt/. Tổ hợp âm này được ứng dụng trong từ couldn’t /ˈkʊd(ə)nt/ (I didn’t do it, I couldn’t do it), shouldn’t /ˈ∫ʊd(ə)nt/.
Phát âm tiếng Anh
Phương pháp đọc tách ghép âm
Hay một âm khác mà chúng ta vẫn hay dùng thường xuyên, đó là âm /ʊ/. Ví dụ: look /lʊk/ (look at me), cook /kʊk/, book /bʊk/ (Look! It’s a cook book.) Ví dụ về âm /u:/ : food /fu:d/, khi phát âm /u:/, các bạn phát âm /u/ nhưng mà rất dài rồi mới phát âm tiếp theo trong cùng hơi đó, trong khi chữ tương tự dùng âm /ʊ/ là foot /fʊt/ (I am hungry now, I want some food).

Một tổ hợp âm khác rất phổ biến trong tiếng Anh mà chúng ta sai thường xuyên hoặc là không phát được âm này, đó là sự kết hợp giữa một nguyên âm và một âm /l/ đứng phía sau. Ví dụ mile /maɪl/. Âm /l/ nó không giống như bất kỳ âm nào trong tiếng Việt và hoàn toàn không có trong tiếng Việt. Với âm /l/, lưỡi đưa lên chạm lên trên vòm miệng và hơi sẽ ra theo kẽ còn lại để tạo thành âm /l/. Ví dụ: smile /smaɪl/, while /waɪl/.

Tôi vừa giới thiệu cho các bạn phương pháp đọc tách ghép âm trong tiếng Anh, phương pháp này được ứng dụng triệt để giúp các bạn phát âm cho từng từ một. Một điều rất hay của phát âm là khi bạn phát đúng âm bản xứ bạn sẽ nghe được âm bản xứ dễ dàng, bạn có thể nhận ra ngay khi người bản xứ nói từ mà bạn phát âm đúng y như vậy. Trong tiếng Anh có từ 45 đến 52 âm và các tổ hợp âm do chính các nguyên âm kết hợp với phụ âm đứng trước và sau nó hình thành. Con số này rất nhỏ để chúng ta có thể làm chủ cách phát âm giọng bản xứ một cách dễ dàng, và khi chúng ta tập được nhiều âm thì tự nhiên chúng ta sẽ nghe được mà không phí thời gian để ngồi luyện nghe. Tôi hy vọng qua phương pháp đọc tách ghép âm này, các bạn có thể phát âm tiếng Anh giọng bản xứ một cách dễ dàng và nhanh chóng. Chúc các bạn thành công!

Bài viết được nhóm dịch thuật tiếng anh thuộc công ty dịch thuật Việt Uy Tín sưu tầm và chia sẻ. Chúc các bạn thành công!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

VỀ CHÚNG TÔI

Du học TinEdu là công ty thành viên của TIN Holdings - thương hiệu lớn, uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn du học. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề, Chúng tôi đã tư vấn và thực hiện thành công hàng ngàn hồ sơ cho du học sinh toàn quốc.

VĂN PHÒNG TP.HCM

Địa chỉ: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q. Phú Nhuận

Điện thoại: 1900 633 379

Hotline: 0948 748 368

Email: cs@tinedu.vn

 

VĂN PHÒNG ĐÀ LẠT

Điện thoại: 1900 633 379

Hotline / Zalo / Viber: 0948 748 368

Email: cs@tinedu.vn

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

Địa chỉ: P.608, Tầng 6, 142 Lê Duẩn, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 1900 633 379

Hotline / Zalo / Viber: 0948 748 368

Email: cs@tinedu.vn

 

VĂN PHÒNG ĐẮK LẮK

Địa chỉ: 55 Lý Thái Tổ, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Điện thoại: 1900 633 379

Hotline: 0941 37 88 33

Email: cs@tinedu.vn

LIÊN KẾT